Bí quyết nấu nước đường làm bánh trung thu đơn giản, đúng chuẩn

Bí quyết nấu nước đường làm bánh trung thu đơn giản, đúng chuẩn

Bánh trung thu là loại bánh đặc biệt mà chỉ mỗi mùa trung thu mới có. Tuy cách làm bánh không khó nhưng bánh luôn được chăm chút và chuẩn bị kỹ lưỡng. Để bánh đạt đúng vị và bắt mắt, việc chuẩn bị nước đường là rất cần thiết. Nước đường có vai trò quan trọng, quyết định đến thành quả trên từng chiếc bánh. Nhìn thì đơn giản nhưng cái gì cũng cần đến bí quyết nhé. Hôm nay, chúng tôi sẽ cho bạn bí quyết nấu nước đường làm bánh trung thu như thế nào nhé.

Vì sao nước đường trong bánh trung thu quan trọng?

Nước đường có khả năng quyết định được vị ngọt, độ mềm và thời gian bảo quản của chiếc bánh trung thu. Đây là một nguyên liệu rất quan trọng trong phần vỏ bánh nướng. Thường thì nước đường được nấu từ rất sớm. Khi nước đường được để qua một thời gian sẽ trở nên sậm màu, đậm đà hơn, đặc sánh. Khi sử dụng làm bánh sẽ giúp bánh mềm và có màu nâu vàng rất đẹp mắt.

Nguyên liệu cần và đủ để có được nước đường đạt chuẩn gồm có: đường vàng hạt to, nước lọc, giấm gạo, nước cốt chanh, nước tro tàu, lòng trắng trứng gà. Và nước đường phải được nấu trước khi làm bánh rất lâu nhé.

Nguyên liệu để nấu nước đường

Bí quyết nấu nước đường làm bánh trung thu đơn giản, đúng chuẩn
Nguyên liệu
  • Đường vàng hạt to: 1 kg
  • Nước lọc: 1 kg
  • Giấm gạo: 100 g
  • Nước tro tàu: 1 muỗng cà phê
  • Nước cốt chanh: 1 muỗng canh
  • Lòng trắng trứng vịt: 1 cái

Cách nấu nước đường bánh trung thu

Bước 1: Bạn tiến hành cho tất cả đường vàng, nước lọc, giấm gạo, nước tro tàu và 1 cái lòng trắng trứng vịt vào 1 cái nồi. Cho nồi lên bếp với lửa lớn, đun cho đến khi lòng trắng trứng chín và nổi lên mặt nước.

Lưu ý: Khi cho lòng trắng trứng vào, không những nước đường không bị tanh mà còn có thể hút hết chất bẩn và giúp nước trong hơn đấy.

Bước 2: Vớt lòng trắng trứng ra và tiếp tục đun với lửa nhỏ. sau đó, nồi nước đường sẽ có rất nhiều bọt. Bạn phải liên tục vớt cho sạch bọt và nấu liên tục trong 2 tiếng.

Bí quyết nấu nước đường làm bánh trung thu đơn giản, đúng chuẩn
Cách nấu

Bước 3: Khi nấu được khoảng 1 tiếng. Bạn thấy nước đã hết bọt thì cho 1 muỗng canh nước cốt chanh vào.

Lưu ý: Bạn nên nhớ, trong suốt quá trình đun nước đường. Bạn không được khuấy, trộn vì sẽ khiến nước đường bị lại đường (nước đường đông cứng). Khi cho nước chanh vào, bạn cũng không cần phải khuấy vì nước đang sôi, nước chanh sẽ tự tan.

Bước 4: Bạn cần lưu ý nấu nước đường sao cho liều lượng vừa đủ. Bánh sẽ bị nhão, chảy xệ và không bảo quản được lâu nếu nước đường loãng. Nếu nước đường bị đặc thì bánh được làm ra sẽ khô và nứt.

Để có thể biết được nước đường của bạn đã đạt hay chưa, bạn sẽ sử dụng các cách để kiểm tra chúng.

Cách kiểm tra nước đường bánh nướng

Cách 1: Bạn dùng một cái đĩa đáy phẳng, múc một ít đường ra. Để muỗng nước đường sát mặt đĩa, nhỏ vài giọt xuống đĩa. Quan sát hiện tượng của giọt nước đường nhé. Nếu nước đường khi roi xuống hơi lan ra theo hình tròn trong 1 2 giây đầu thì đó là nước đường đã đạt rồi. Nếu đường bị đông cứng lại hay lập tức loang rộng thì là nước đường bị đặc hoặc loãng, không dùng được.

Cách 2: Cách này cũng là cách rất dễ thực hiện và nhận ra. Bạn dùng 1 chén nước. Bạn vẫn nhỏ vài giọt nước đường vào. Khi nước đường bị tan ra cùng với nước tức là nước đường loãng, không đạt. Nếu giọt đường lập tức đông cứng lại thì nước đường quá đặc, cũng không dùng được. Còn khi nước đường rơi xuống và lan nhẹ ra nơi đáy chén và vẫn có vâng tròn thì đó là nước được đạt đấy.

Cách 3: Bạn tiến hành cân trọng lượng của nồi trước khi cho nguyên liệu vào. Sau khi đường được nấu xong, bạn cân cả nồi và nước đường. Sau đó trừ trọng lượng của nồi ban đầu ra. Nếu kết quả nước đường nấu được khoảng 1,2 kg là nước đường đạt.

Nếu nước đường loãng thì nấu tiếp. Nếu nước đường đặc thì bạn cho thêm nước rồi nấu đến khi đạt.

Bí quyết nấu nước đường làm bánh trung thu đơn giản, đúng chuẩn
bánh trung thu đúng vị

Nước đường được hoàn thành

Hãy chuẩn bị lọ sạch đã được luộc và để khô để đựng nước đường. Nước đường nên được múc từ từ để cho vào lọ. Không nên bưng nồi và đổ vào. Vì có thể trên thành nồi có những hạn đường còn bám sẽ trôi xuống nước đường. Như vậy sẽ làm cho nước đường bị lại đường.

Nước đường chuẩn sẽ có màu caramel đậm, sánh và không có vị đắng.

Thường thì nước đường nên được chuẩn bị trước 2 – 4 tuần. Nước đường để lâu sẽ có màu đẹp hơn.

Bạn có thể tham khảo và thực hiện tại nhà để có thể tự tay làm ra bánh trung thu hiện đại, thơm ngon nhé. Bạn nên canh thời gian phù hợp để kịp làm bánh trung thu cho năm nay. Dù nước đường có thể dễ dàng mua được ở nhiều nơi. Tuy nhiên, việc có thể tự chuẩn bị và có thể kiểm soát nguyên vật liệu cũng là điều cần thiết.

Xem thêm cách làm bánh trung thu truyền thống: https://singaporemakers.com/cach-lam-banh-trung-thu-truyen-thong/

Để lại một bình luận